Mô tả sản phẩm
Cua đồng phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi. Là động vật sống ở tầng đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân dã ở các vùng quê và thành thị Việt Nam với món canh cua, đây là món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng.
Các món ăn được chế biến từ thịt cua đồng xay sẵn
1. Canh cua nấu rau mùng tơi
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Bước 1:
Hòa 200g phần cua trong túi với nước rồi lọc qua một cái rây (loại lưới nhỏ) phần bã ở vỏ cua bỏ đi.
Bước 2:
Rau mồng tơi và các loại rau khác bạn nhặt bỏ những lá héo úa rồi rửa sạch, cắt nhỏ. Nếu có nấu cùng mướp hương, bạn sơ chế mướp, rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ
Bước 3:
Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi. Từ khi bắt đầu nấu thì bạn phải dùng đũa dài khuấy đều đến khi nước hơi ấm, bạn đậy hé vung đun lửa liu riu cho đến khi sôi bùng, thịt cua sẽ bắt đầu đóng bánh lại.
Bước 4:
Từ từ gạt thịt cua sang 1 bên rồi cho rau vào và dìm xuống nước, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi cho rau vào rồi thì bạn không nên đảo nhé, thịt cua sẽ dễ bị vỡ và không thành tảng được.
Các bạn lưu canh cua rất dễ sôi bùng trào ra ngoài nên bạn nhớ canh lửa cẩn thận nhé.
2. Lẩu riêu cua bắp bò
Nguyên liệu chuẩn bị
- Bắp bò: 500g
- Cua đồng: 1,5kg
- Sườn sụn: 600g
- Đậu phụ: 5 miếng
- Cà chua: 3 trái
- Bún tươi
- Cơm mẻ
- Vài củ hành tím
- Hành lá
Rau sống ăn kèm: hoa chuối, rau muống bào, giá đậu,… làm sạch và để ráo nước
Bước 1: Sơ chế sườn sụn và đem ninh
– Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
– Sườn sụn mua về chà xát với muối cho bớt mùi tanh, rửa sạch và chặt khúc vừa ăn. Tiến hành ướp sườn với một ít hành tím băm rồi đem ninh 30 phút cho chín mềm.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành lá nhặt sạch phần gốc, bỏ lá già, rửa kỹ và cắt khúc.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
Bắp bò chà xát với muối, sau đó rửa lại cho sạch, tiến hành cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn, bày ra đĩa.
Cho nước vào chén mẻ, ngấu và lọc lấy khoảng 2/3 chén nước.
Đậu phụ rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ, chiên vàng và bày ra đĩa.
Bước 3: Sơ chế và làm riêu cua
Cho nước vào phần cua xay nhuyễn, đảo nhẹ nhàng cho phần thịt tan, sau đó lọc qua ray để bỏ phần xác. Lặp lại bước này nhiều lần để lấy khoảng 1,5 lít nước cua.
Cho vào nồi nước cua vừa lọc 1 muỗng canh mắm tôm và đặt lên bếp nấu, dùng mui khuấy nhẹ tay để thịt cua kết lại thành riêu và nổi lên.
Bạn nên vớt riêu cua ra tô, ăn đến đâu thả vào đến đó để riêu không bị vỡ.
Bước 4: Nấu nước lẩu
Nước ninh sườn sau khi hoàn thành, bạn vớt sườn sụn ra tô riêng và cho nước dùng cua vừa nấu ở bước 3 vào, tiếp tục nấu sôi. Tiến hành cho cà chua xào vào cùng chén nước mẻ, gạch cua xào, 1,5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, khuấy đều để nước lẩu dậy màu. Nêm nếm một lần nữa cho vừa ăn và tắt bếp.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Khi nước lẩu vừa xong, bạn múc ra nồi nhỏ. Lúc ăn cho hành lá, gốc hành, đậu phụ chiên vàng vào để nồi lẩu thêm sinh động. Dùng đến đâu thì nhúng thịt bò, rau sống ăn kèm, bún và sườn sụn giòn mềm đến đó.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.